Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Hùm xám giữ sức
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Dortmund vs Sporting Lisbon, 0h45 ngày 20/2 -
Những hình ảnh về cô y tá xinh đẹp lan tràn trên mạng xã hội khiến cánh mày râu phải xốn xang.
Không ai ngờ, trong phòng mổ xinh đẹp, sau giờ làm nữ y tá này lại nóng bỏng đến dường này.
Ashley Lee là một y tá nguời Đài Loan (Trung Quốc). Cô là trợ lý trong phòng phẫu thuật. Trên trang cá nhân, Ashley Lee thường xuyên chia sẻ những hình ảnh mặc áo choàng phẫu thuật, tay cầm các dụng cụ y tế.
Hình ảnh của cô trông rất chuyên nghiệp, nghiêm túc nhưng cũng ngời sáng lên vẻ đẹp từ gương mặt thanh tú.
Bất ngờ hơn cả là ngoài đời, sau mỗi giờ làm, Ashley Lee là một cô gái cực kì nóng bỏng và quyến rũ.
Cô có một thân hình tuyệt đẹp với vòng 1 bốc lửa, vòng eo con kiến và mông nở nang. Những tấm ảnh Ashley diện bikini khiến bao anh chàng phải trầm trồ.
Ánh mắt ngọt ngào, gương mặt xinh đẹp như búp bê nàng y tá.
Thân hình lại bốc lửa, làn da trắng được ẩn giấu dưới áo choàng phẫu thuật kia làm nhiều anh chàng muốn nhập viện vì rối loạn nhịp tim.
Cư dân mạng phải thốt lên khi ngắm nhìn những bức hình này: “Oa, dáng người của cô ấy thật tuyệt”; “Tôi nghĩ bệnh nhân không cần phải tiêm thuốc gây mê vì ngắm nhìn cô ấy thôi cũng đủ chết mê rồi”…
Trên trang cá nhân của mình, cô gái có rất nhiều lượt người theo dõi.
Có thể thấy, Ashley Lee là một nữ y tá nghiêm túc trong công việc nhưng ngoài đời cô vẫn là một cô nàng trẻ trung, như đúng lứa tuổi của mình
Cô thường xuyên chia sẻ những hình ảnh cuộc sống thường nhật của mình trên trang cá nhân và nhận được rất nhiều lượt thích.
Ashley Lee trở thành niềm mơ ước của nhiều chàng trai với gương mặt đẹp, thân hình bốc lửa và một công việc ai cũng ngưỡng mộ
Ngoài đời, Ashley Lee có cuộc sống vui vẻ, sống động. Cô cũng có phong cách thời trang rất ấn tượng.
Nữ cơ phó 9x xinh đẹp: Từng không nghĩ sẽ làm phi công
Trở thành phi công là công việc mà cách đây 5 năm Hà Thu Hường - cơ phó Đội bay A321 không từng nghĩ là mình sẽ làm và có thể làm được.
"> Nhan sắc xinh đẹp của nữ y tá -
Những ngày gần đây, gia đình chị Nguyễn Thị Hương và anh Nguyễn Công Đĩnh (SN 1989, ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh) vô cùng hạnh phúc khi chào đón 2 bé sinh đôi vào tháng 6/2019 vừa qua. 7 năm hiếm muộn, nàng dâu bật khóc vì lời tâm sự của mẹ chồng‘Các con đều khỏe mạnh, đang được các bà bế bồng, chăm sóc’, chị Hương vui vẻ nói.
Sau 7 năm hiếm muộn, vợ chồng chị Hương cũng đón tin vui vào tháng 6/2019. Kể về những chuỗi ngày tìm con, chị không khỏi chạnh lòng. Bởi sau 7 năm kết hôn, chị và chồng mới có được tiếng trẻ thơ trong nhà.
‘Tôi và chồng kết hôn năm 2012. Hai năm đầu, chúng tôi không kiểm tra, thăm khám mà để mọi việc tự nhiên’, chị Hương kể lại.
Sau 2 năm không thấy có tin vui, chị Hương và chồng đến bệnh viện thì lo lắng khi nhận được tin chị bị nội tiết kém, khó có con.
‘Ban đầu chúng tôi chạy chữa theo cách uống thuốc Nam, thuốc Bắc. Được ai mách ở đâu có thầy, thuốc hay vợ chồng tôi đều đến bắt mạch, bốc thuốc. Từ Lạng Sơn, Bắc Giang đến Thanh Hóa… vợ chồng đều dắt díu nhau đi’, chị nói.
Nhiều nỗ lực nhưng không mang đến kết quả, 2 vợ chồng chị xuống một phòng khám tư ở Hà Nội tiến hành phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) nhưng cũng không đem lại kết quả như mong đợi.
Sau đó, họ đến một bệnh viện ở Hà Nội thực hiện IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). ‘Lần đầu, chúng tôi chỉ được 3 phôi và cấy cả 3 phôi vào tử cung thì không thành công. Chi phí cho lần này hết 120 triệu đồng, rất tốn kém nhưng cũng không thể bằng sự thất vọng, hụt hẫng của vợ chồng’, người phụ nữ sinh năm 1989 cho biết.
Giai đoạn này, áp lực tâm lý đối với chị rất lớn. ‘Nhiều người nói bóng gió xa xôi, thậm chí nói thẳng lỗi là do tôi. Tôi nên rời đi, để chồng tôi có cơ hội đến với người phụ nữ khác có thể sinh con cho anh. Tôi buồn lắm…’, chị Hương nói.
Nhưng may mắn, chị Hương có mẹ chồng, bà Nguyễn Thị Ngỏ (66 tuổi) rất tâm lý, động viên.
‘Bố chồng tôi mất cách đây 6 năm. Hai ông bà có với nhau 3 người con (2 gái và 1 trai), chồng tôi là con út. Ông mất, bà sống với chúng tôi từ đó đến giờ. Bình thường, mẹ chồng nàng dâu khá hòa hợp.
Có chuyện gì bà cũng đều tâm tình với con dâu. Khi gặp vấn đề, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của bà dành cho mình’, chị kể thêm.
Theo chị Hương, dù không ít người hàng xóm, họ hàng chỉ trích chị về việc muộn con cái nhưng mẹ chồng chị chưa bao giờ trách mắng một lời. Không chỉ vậy, bà còn đứng ra bênh vực con dâu mỗi khi có ai đó nói những lời khó nghe.
‘Khi có người nói với bà do vợ chồng tôi không hợp nhau nên không có con, bà nên cưới vợ khác cho con trai để có cháu nối dõi, bà gạt đi. Bà nói với chúng tôi: ‘Con cái là lộc trời cho, tâm lý, tư tưởng phải thoải mái lên con ạ’ khiến tôi bật khóc’, chị kể.
Nhờ sự động viên của mẹ chồng, tháng 10/2018, chị Hương tiếp tục thực hiện IVF ở một bệnh viện khác tại Hà Nội. Lần đầu cấy 2 phôi ở viện này, họ bị thất bại. Lần thứ 2, may mắn đã mỉm cười với họ.
Tuy nhiên giai đoạn mang thai cũng là một thử thách lớn với chị Hương. Sức khỏe yếu, mang thai đôi nên chị phải nghỉ làm, ở nhà dưỡng thai. Mẹ chồng và mẹ đẻ phải bỏ hết công việc, để chăm sóc con.
‘4 tháng đầu, tôi bị nghén không thể ăn gì, chỉ ăn hoa quả và uống sữa. Mấy tháng cuối, tôi lại bị tiểu đường thai kỳ nên phải ăn kiêng. Việc chăm sóc ăn uống của tôi không hề đơn giản nhưng mẹ chồng không một lời than vãn. Hàng sáng, bà lại hỏi con dâu thích ăn gì để chuẩn bị’, chị nhớ lại.
Những tháng cuối của giai đoạn mang thai, chị Hương phải nhập viện theo dõi. Chồng đi làm, mẹ chồng và mẹ đẻ lại theo chị từ Bắc Ninh xuống Hà Nội để chăm sóc con.
Hai con trai của chị Hương, anh Đĩnh. Bé anh nặng 2,1kg, bé em nặng 2,5kg. Chị Hương cho biết: ‘Tuổi cao nhưng từ khi con dâu mang bầu, các công việc cơm nước, giặt giũ… mẹ chồng tôi đều giành lấy làm, để con dâu được nghỉ ngơi. Bà luôn có mặt bên cạnh những lần tôi đi thăm khám. Không chỉ vậy, bà thường xuyên trò chuyện, động viên để tôi cố gắng vượt qua vất vả, mệt mỏi đến ngày sinh’.
Đêm 19/6/2019, chị Hương lên bàn mổ và sinh được 2 bé bình an, bé anh nặng 2,1kg, bé em nặng 2,5kg.
Đứng ngoài phòng chờ con dâu, khi nghe tin các cháu khỏe mạnh, sức khỏe sản phụ ổn định, bà Ngỏ đã bật khóc nức nở. Hành trình cùng con dâu từ những ngày khó khăn, vất vả đến khi có kết quả của bà đã thành công.
Những ngày con dâu sinh con, trở về nhà, bà Ngỏ cùng bà thông gia vẫn thường xuyên túc trực để chăm sóc các con, cháu. ‘Nhiều đêm cả nhà đều bị mất ngủ vì hai bé nhưng ai cũng hạnh phúc’, chị Hương kể.
Trong bài chia sẻ của mình trên mạng xã hội, chị Hương gọi mẹ là ‘người đồng hành đặc biệt’. Chị thừa nhận, nếu không có người đồng hành này cùng sự giúp sức của gia đình nội, ngoại chị có lẽ đã không đủ niềm tin để đi đến đích cuối cùng.
‘Tôi muốn nói với người đồng hành, mẹ chồng của tôi, rằng: ‘Con biết ơn mẹ, con yêu mẹ rất nhiều!’. Mong rằng, các chị em bị hiếm muộn khác cũng luôn nhận được sự cảm thông, yêu thương và chia sẻ từ chồng, từ người thân, nhất là từ mẹ chồng như tôi’, chị viết.
Nhận 33 tỷ đồng sinh con cho đại gia 'sắt vụn', cô gái bật khóc sau 5 tháng quen
Cô Jiang cho biết việc lập hợp đồng vay tiền chỉ là mẹo lừa vợ ông Toh, trong khi thực tế là món quà.
"> -
Lời đồn về kho báu trong ngôi đình 300 tuổi Thực hư kho báu trong ngôi đình cổ hơn 300 tuổi ở Hải DươngĐình Thạch Lỗi. Nằm ở thôn Thạch Lỗi, xã Thạch Lỗi, (Cẩm Giàng, Hải Dương), đình Thạch Lỗi được xây dựng khoảng thế kỷ 17, trên nền một ngôi miếu cổ, với diện tích khoảng 1.092m2. Trước mặt đình là cái hồ rộng 9.370m2. Giữa hồ có một gò đất tròn.
Ngôi đình thờ Lý Quốc Bảo và vợ là bà Vũ Thị Hương (hai vị thành hoàng làng). Hiếm nơi nào, một làng có tới 2 vị thành hoàng được thờ tự như ở đây.
Phía trước đình là một cái hồ rộng lớn. Đây là một trong những ngôi đình cổ có quy mô lớn, bao gồm: Tòa tiền tế 7 gian, tòa đại đình 9 gian và 3 gian hậu cung được xây dựng thêm vào cuối thế kỷ 18.
Tòa tiền tế được tạo dựng theo nguyên tắc sự liên kết của các vì kèo. Thành phần chịu lực là các hàng cột được đặt trên đá tảng, chiều cao của ngôi đình là 5,68m.
Các cột gỗ của tòa tiền tế. Các vì kèo liên kết với nhau bởi hệ thống xà ngang, xà dọc, con rường, kẻ, bẩy. Ráp nối các thành phần kiến trúc là mộng luồn, mộng thắt, mộng mang cá…
Mái tòa tiền tế rộng bằng 2/3 chiều cao của ngôi nhà và được làm theo kiểu tầu đao, mái lá thoải dần, 4 đầu đao vuốt vút dần lên ở bốn góc. Để tạo dáng và làm đẹp phần kiến trúc này, các nghệ nhân đã biến đầu đao gỗ thành hình đầu một con chim.
Hệ thống vì kèo bằng gỗ chạm, trổ tinh tế trong tòa tiền tế. Tòa đại đình có quy mô 7 gian và 2 gian xép, với 6 hàng cột, toàn bộ công trình có 60 cột. Khoảng cách giữa các cột cái theo chiều ngang là 3,8m; từ cột cái đến cột quân là 1,8m, từ cột quân đến cột hiên là 1,3m.
Kết nối các thành phần kiến trúc ở đây là mộng luồn, mộng xập, mộng thắt, mộng mang cá. Mái toà đại đình rộng và thấp hơn mái tòa tiền tế.
Lối vào gian đại đình. Hậu cung gồm 3 gian nhỏ, được ngăn làm hai. Lớp không gian trong một gian là cấm cung, nơi bày ngai thờ, bài vị hai đức thành hoàng.
Trong đình hiện còn nhiều cổ vật bằng đá, gỗ, vải… có giá trị, trong đó có tấm bia đá được khắc vào năm 1689, thời vua Lê Hy Tông.
Mái đại đình và tiền tế làm theo kiểu tầu đao, mái lá thoải dần, vuốt vút dần lên ở bốn góc. Không chỉ là nơi thờ tự thành hoàng, đình Thạch Lỗi còn là nơi tập hợp các bậc nho sỹ trong làng, nơi dùi mài kinh sử của nhiều bậc trí sĩ. Từ đây, nhiều người đã đỗ đạt, trong đó có Vũ Tuyên Huynh, tiến sĩ khoa Tân Sửu (1481), đời vua Lê Thánh Tông.
Trong kháng chiến chống Pháp, đình là căn cứ liên lạc của các chiến sĩ cách mạng. Kháng chiến chống Mỹ, đình trở thành lớp học cho các con em trong xã và kho cất giữ lương thực an toàn của huyện Cẩm Giàng.
Xung quanh đình có tường bao cao 1,2m. Phía trước có 3 cổng được hình thành bởi các cột trụ. Năm 1996, đình được xếp hạng di tích quốc gia, sau đó được nhà nước và nhân dân địa phương đầu tư kinh phí để tu sửa một số hạng mục như tam quan, sân đình và hậu cung...
Do còn lưu giữ một số cổ vật nên một thời gian ở đây xuất hiện tin đồn về kho báu chôn giấu trong khuôn viên đình. Có thời gian, nhiều người ở nơi khác về đây thám thính, tìm hiểu. Thậm chí tìm cách đào bới sân đình nhưng khi biết là không có họ đã bỏ đi.
Tượng đá cổ phía ngoài đình. Ông Nguyễn Đắc Gạo, Chủ tịch UBND xã Thạch Lỗi chia sẻ, 'Những lời đồn đó hoàn toàn vô căn cứ. Đình Thạch Lỗi là di tích lịch sử, gắn liền với đời sống văn hóa tín ngưỡng của người dân Thạch Lỗi từ nhiều đời nay. Trong đình đúng là có một số cổ vật, ví dụ như bia đá..., đồ thờ lâu đời nhưng không hề có kho báu hay kho vàng nào.
Chính quyền địa phương cũng như bà con nhân dân ở đây luôn chú trọng gìn giữ và bảo tồn di tích như một phần máu thịt của mình'.
Bia đá cổ bị bào mòn theo thời gian, lớp chữ khắc trên bia đã bắt đầu mờ nhạt. Huyền tích về mối tình cô gái đẹp nhất làng với con cháu hoàng tộc
Ông Nguyễn Đắc Gạo thông tin, theo tư liệu lưu tại đình và dân gian lưu truyền, thành hoàng làng Lý Quốc Bảo thuộc dòng dõi con cháu vua Lý Bí (503-548) - người có công đánh đuổi quân Lương.
Cho đến nay, người dân làng Thạch Lỗi vẫn kể cho nhau nghe huyền tích về mối tình giữa 2 vợ chồng thành hoàng Lý Quốc Bảo và Vũ Thị Hương.
Ngôi đình cổ gắn liền với huyền tích về mối tình thủy chung của hai vị thành hoàng làng. Ông Lý Quốc Bảo từ nhỏ đã ham học, thông minh, tài trí hơn người. Lớn lên gặp cảnh loạn lạc, nhà Lương xâm lược. Biết Lý Quốc Bảo là người có tài, vua trọng dụng trao cho một đội quân hùng mạnh và phong tước 'Đô hộ tổng binh', chỉ huy dẹp giặc, ông liên tiếp lập chiến công, khiến quân giặc khiếp sợ.
Trong một lần thị sát vùng đất Cẩm Giàng, đến trang A Lỗi (Thạch Lỗi), ông vô tình gặp cô gái Vũ Thị Hương con ông Vũ Văn Nhã và bà Nguyễn Thị Kim, nổi tiếng xinh đẹp, nết na, đàn hay, tháo vát. Điều đặc biệt là cả hai người đều sinh cùng ngày, cùng tháng.
Rung động trước người con gái hiền hậu, sắc nước hương trời, ông ngỏ lời hỏi cưới và nhận được sự chấp thuận của nhà gái. Ngày lành tháng tốt, hai người nên duyên vợ chồng, sinh sống ở quê vợ, nơi có cảnh sắc nên thơ, hữu tình.
Đúng thời điểm đó, giặc Lương tiếp tục xâm lược nước ta. Sau ngày đại hỷ, ông nhận lệnh vua, chia tay người vợ trẻ, đem quân đi dẹp giặc.
Bà Vũ Thị Hương ở lại trang A Lỗi, thờ phụng cha mẹ, lo toan công việc gia đình và vận động nhân dân tăng gia sản xuất, đóng góp lương thực cho quân sĩ đánh giặc, chờ chồng.
Không ngờ, ngày tiễn chồng lên đường cũng là lần cuối cùng bà Vũ thị Hương nhìn thấy ông. Vì chỉ sau đó không lâu, trong một trận giao chiến với giặc, chồng bà đã hi sinh.
Đau xót trước cái chết của chồng, để giữ trọn tình nghĩa thủy chung, bà đã gieo mình xuống ao Phe Chung (nay thuộc xóm Tây, thôn Thạch Lỗi) quyên sinh. Cảm kích trước tình yêu thủy chung của bà, nhà vua đã ban tước và phong bà là: 'Thái hậu khánh phu nhân'.
Sau này, dân làng Thạch Lỗi đã suy tôn cả 2 là thành hoàng của làng và thờ phụng ở đình Thạch Lỗi.
Xuất phát từ tên gọi của hai vị thành hoành làng, trong giao tiếp hàng ngày, người dân ở đây hạn chế dùng từ ‘bảo’ mà nói chệch đi là ‘biểu’ và dùng từ ‘thắp nhang’ thay cho từ ‘thắp hương’.
Ông chủ được Nam Phương hoàng hậu ban thưởng vì may áo dài đẹp là ai?
Đó là lần đầu tiên và duy nhất trong cuộc đời, ông Nhiên được nhìn thấy vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương ở khoảng cách vài mét. Nhưng đến giờ, mỗi khi nhắc lại, cuộc gặp gỡ vẫn khiến ông bồi hồi.
">